Đầu tư 1.000 tỷ đồng phát triển du lịch và cảng biển Nam Du

Ngày 13/12, ông Trần Thọ Thắng, Chủ tịch Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC Group) cho biết: Trong năm 2019, CIC sẽ tài trợ toàn bộ kinh phí thuê đơn vị tư vấn có chuyên gia nước ngoài để thực hiện công tác lập quy hoạch chi tiết phát triển du lịch cảng biển và giao thông đô thị tỷ lệ 1/5000 và 1/2000 của huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.

Việc lập quy hoạch là nhằm làm cơ sở quản lý để quảng bá du lịch, mời gọi các nhà đầu tư nhằm khai thác tốt tiềm năng và lợi thế mạnh của địa phương về du lịch biển, gắn với kinh tế phát triển bền vững của huyện. Bên cạnh đó , CIC Group sẽ trực tiếp đầu tư vào 02 dự án lớn là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng – Ressot cao cấp tại bãi Cây Mến và Cảng biển Nam Du với tổng số vốn đầu tư khoảng trên 1.000 tỷ đồng.

Trong những năm gần đây, khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến với Kiên Hải không ngừng tăng cao. Mỗi năm khoảng 240.000 lượt khách đến tham quan. Riêng 6 tháng đầu năm 2018 đã có 130.000 lượt khách, tăng 46,24 % so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên việc phát triển du lịch huyện đảo Kiên Hải trong thời gian qua chủ yếu là tự phát, nhỏ lẻ, tiềm ẩn nguy cơ thiếu bền vững , chưa thu hút các nhà đầu tư lớn để phát huy tốt hơn tiềm năng, lợi thế vốn có của Kiên Hải.

Khi cảng biển Nam Du hoàn thành, sẽ kết nối thuận lợi thuận lợi hơn các tàu thuyền du lịch từ Phú Quốc – Hà Tiên – Rạch Giá và các tàu thuyền trong nước và quốc tế đến với huyện đảo Kiên Hải.

Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải ( tỉnh Kiên Giang). Nam Du cách TP Rạch Giá hơn 80km đường biển. Đây là một đảo còn rất hoang sơ, gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành quần thể tuyệt đẹp giữa biển.

Read more...

Công văn thu phí cầu bến

Công Ty CP Cảng&DVLogistic VRG THANH PHƯỚC    Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Ấp Trâm Vàng – Thanh Phước – Gò Dầu – Tây Ninh              Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

           Số:     15042018

V.V: thu phí cầu bến phương tiện ra vào làm hàng

Khu vực vùng nước Cảng Thanh Phước

***********

THÔNG BÁO

-Căn cứ theo Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015.

-Căn cứ theo Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật  giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014.

-Căn cứ theo quyết định của ban lãnh đạo Cảng VRG Thanh Phước về việc thu phí duy tu, bảo trì khu vực Cảng VRG Thanh Phước và công tác bảo vệ an toàn cho các phương tiện thủy cập cảng & làm hàng trong khu vực vùng nước trực thuộc cảng VRG Thanh Phước.

 

Công ty cổ phần Cảng và Dịch vụ logistics VRG Thanh Phước cám ơn sự hợp tác của các chủ phương tiện ra vào vùng nước của Cảng VRG Thanh Phước ( vùng nước Cảng Thanh Phước bao gồm khu vực Bến Cảng Chính, khu vực cầu cảng tạm Công Ty Hùng Minh, Hùng Phi, Công Ty Thuận Hải) làm hàng xếp dỡ hàng hóa.

Bắt đầu từ ngày 15/4/2018 Cảng VRG Thanh Phước sẽ tiến hành thu phí cầu bến đối với tất cả các phương tiện ra vào làm hàng khu vực vùng nước trực thuộc Cảng VRG Thanh Phước.

Mức thu như sau:

Số TT Trọng tải phương tiện Mức thu/ Lượt làm hàng
1 Dưới 500 tấn 60.000 VND
2 Từ 500 tấn đến dưới 1000 tấn 120.000 VND
3 Từ 1000 tấn đến dưới 1500 tấn 180.000 VND
4 Từ 1500 tấn đến 2000 tấn 220.000 VND
5 Trên 2000 tấn 250.000 VND

Trân trọng cám ơn và rất mong nhận được sự hợp tác của các chủ phương tiện.

 

Tây Ninh, ngày 01 tháng 4 năm 2018.

Coâng Ty CP Cảng & DVLogistic VRG THANH PHƯỚC

 

 

Read more...

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA VÀ PHÂN BỔ

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA VÀ PHÂN BỔ

CẦU BẾN TẠI CẢNG THANH PHƯỚC

Để cải thiện chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu cầu của khách hàng về thời gian quay vòng xà lan, tránh đậu chờ tại cầu. Cảng Thanh Phước xin thông báo với các Chủ Tàu, Chủ Hàng, Đại Lý và Khách hàng thủ tục tiếp nhận phương tiện như sau.

  1. CHÍNH SÁCH VÀ NGUYÊN TẮC TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN THỦY TẠI CẢNG THANH PHƯỚC.
  • Ưu tiên tiếp nhận và phục vụ cho các phương tiện nổi chạy chuyên tuyến, các phương tiện vận chuyển hàng hóa được xếp dỡ chủ yếu bằng các thiết bị kỹ thuật hiện đại sử dụng ít nhân lực, không nguy hiểm và không gây ô nhiễm môi trường.
  • Cởi mở và công khai trong quá trình tiếp nhận và phân bổ vị trí làm hàng để ngăn chặn và chống những hành vi tiêu cực đút lót.

 

  1. THỨ TỰ ƯU TIÊN KHI TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN NỔI
  • Thứ tự ưu tiên được áp dụng trong trường hợp số lượng phương tiện nổi đến cảng vượt quá khả năng xếp dỡ và năng lực tiếp nhận phương tiện tại cầu bến Cảng Thanh Phước.
  • Các phương tiện nổi có lịch trình thường xuyên, liên tục.
  • Các khách hàng truyền thống thường xuyên sử dụng dịch vụ của Cảng.
  • Các khách hàng có hợp đồng thuê dịch vụ kho bãi, vận tải bộ dài hạn với Cảng Thanh Phước.
  • Các phương tiện nổi có thông báo sớm về thời gian đến sẵn sàng làm hàng và sắp xếp đầy đủ phương tiện vận tải bộ.
  • Đối với các phương tiện có cùng thứ tự ưu tiên, việc phân bổ dựa trên nguyên tắc phương tiện nào đến trước làm trước.
  • Năng Lực tiếp nhận phương tiện tại Cảng Thanh Phước
  • Đối với tàu chuyên tuyến ( container, cọc bê tông, sắt thép v..v.) sẽ được ưu tiên cầu bến, sãn sàng xếp dỡ theo kế hoạch khai thác của Cảng.
  • Vị trí cần cẩu Liebherr có thể tiếp nhận cùng lúc 2 phương tiện, cần bánh xích có thể tiếp nhận 1 phương tiện, cần Kobelco có thể tiếp nhận 1 phương tiện.

 

  1. THỦ TỤC TIẾP NHẬN PHƯƠNG TIỆN NỔI
  • Khi phương tiện muốn cập Cảng Thanh Phước, đại lý hoặc chủ phương tiện phải liên lạc và thông báo sớm cho Cảng các thông tin liên quan đến phương tiện, hàng hóa và thời gian phương tiện đến cảng.
Read more...

Tăng giá dịch vụ cảng biển là cần thiết

Bộ GTVT vừa chính thức ban hành Thông tư 54 về khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam. Việc tăng giá này là cần thiết và sẽ đảm bảo hiệu quả đầu tư, khả năng thu hồi vốn của các cảng.

Doanh nghiệp khai thác cảng hưởng lợi?

Theo nội dung Thông tư số 54, khung giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất tại khu vực 1 (không áp dụng đối với khu vực bến cảng Lạch Huyện) được điều chỉnh tăng 10% so với Quyết định số 3863 của Bộ GTVT, từ 30 USD/container 20 feet, 45 USD/container 40 feet lên 33 USD/ container 20 feet, 50 USD/container 40 feet (đối với dịch vụ bốc dỡ từ tàu (sà lan) sang bãi cảng và ngược lại). Riêng đối với dịch vụ bốc dỡ từ tàu (sà lan) sang sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng và ngược lại, mức giá được điều chỉnh tăng khoảng 50%, từ 18 USD/ container 20 feet, 27 USD/ container 40 feet lên 26 USD/ container 20 feet, 40 USD/ container 40 feet.

Cùng đó, khung giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất tại khu vực Lạch Huyện được điều chỉnh tăng 10% theo lộ trình thực hiện đến năm 2021, từ 46 USD/ container 20 feet, 68 USD/ container 40 feet lên 52 USD/ container 20 feet, 77 USD/ container 40 feet.

“Với mức tăng mới, đối với các cảng biển tại khu vực Hải Phòng dự kiến sẽ thu thêm được ít nhất khoảng 280 tỷ đồng năm 2019, đóng góp thêm cho Nhà nước hơn 60 tỷ đồng tiền thuế thu nhập DN”.

Ông Trịnh Thế Cường
Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải (Cục Hàng hải VN)

Tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, khung giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất được điều chỉnh tăng 10%, từ 46 USD/ container 20 feet, 68 USD/ container 40 feet lên 52 USD/ container 20 feet, 77 USD/ container 20 feet…

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Xuân Kỳ, Phó tổng giám đốc Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) cho rằng, giá dịch vụ bốc xếp tại khu vực cảng nước sâu gần như không thay đổi sau 5 năm gần đây. “Do đó, mức tăng theo Thông tư 54 cho khu vực Cái Mép là hợp lý để giá dịch vụ ngang với khu vực”, ông Kỳ chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Cảng Nam Hải, mức giá dịch vụ bốc dỡ container xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất được điều chỉnh tăng 10% tương đối phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, việc tách riêng khung giá bốc dỡ container từ tàu (sà lan) sang sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng (shipside) khiến các cảng khu vực Hải Phòng gặp nhiều khó khăn.

Ông Cao Trung Ngoan, quyền Tổng giám đốc Công ty CP Cảng Hải Phòng bày tỏ sự trăn trở khi giai đoạn tăng giá dịch vụ được quy định tại Thông tư 54 không đồng đều giữa các cảng biển khu vực Hải Phòng.

“Khu vực Hải Phòng, container xuất nhập khẩu mỗi năm chỉ tăng trưởng khoảng 6% (300.000 TEU). Trong khi đó, riêng năm 2018, khu vực có thêm 2 cầu cảng của HITC và 2 cầu cảng của cảng Nam Đình Vũ ra đời, tổng công suất cảng tăng thêm khoảng 1,5 triệu TEU. Như vậy, cung cảng tăng hơn 5 lần so với cầu nên lâu nay, các DN cảng cạnh tranh khốc liệt về giá”, ông Ngoan nói.

Cơ sở nào tăng giá dịch vụ cảng biển?

Chia sẻ với Báo Giao thông về cơ sở tăng giá dịch vụ tại khu vực I, ông Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải (Cục Hàng hải VN) cho biết, kể từ khi Bộ GTVT ban hành Quyết định số 3863, các hãng tàu nước ngoài lấy mức giá tối thiểu để ép giá và buộc các cảng trong khu vực Hải Phòng phải giảm giá bằng mức giá tối thiểu là 30 USD/container 20 feet. Điều này gây thiệt hại trực tiếp đến doanh thu của các cảng và gián tiếp làm giảm tiền thuế mà các cảng có thể đóng thêm cho Nhà nước.

“Về quy mô, tổng mức đầu tư và chất lượng dịch vụ một số cảng khu vực Hải Phòng cũng gần tương đương với các cảng thuộc các nước trong khu vực, nhưng mức giá bốc dỡ chỉ bằng từ 20-51% mức giá của các nước như: Cảng Thái Lan (59 USD), Campuchia, Trung Quốc (97 USD). Vì vậy, việc điều chỉnh tăng mức giá dịch vụ bốc dỡ container xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất khu vực I là cần thiết.

Cũng theo ông Cường, để sự điều chỉnh giá dịch vụ thực sự có hiệu quả với DN cảng khu vực 1, Cục Hàng hải VN kiến nghị sau thời gian một năm triển khai thực hiện sẽ tổ chức đánh giá tác động làm cơ sở đề xuất mức giá cho phù hợp với thực tế từng năm tiếp theo.

Đối với sự điều chỉnh tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, ông Cường cho biết, giá xếp dỡ tại Cái Mép – Thị Vải hiện chỉ bằng 41 – 71% mức giá của các cảng trong khu vực, trong khi cảng có chất lượng dịch vụ tương đương. Vì thế, việc tăng giá dịch vụ bốc dỡ container xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất cho Cái Mép – Thị Vải lên 10% sẽ đảm bảo hiệu quả đầu tư và khả năng thu hồi vốn của cảng.

Liên quan đến việc áp dụng khung giá mới tại cảng Lạch Huyện không được thực hiện cùng thời điểm với các cảng khác tại khu vực 1, theo ông Trịnh Thế Cường, cảng Lạch Huyện hiện mới đưa vào khai thác, nguồn hàng chưa nhiều, TCT Tân cảng Sài Gòn đã đề xuất giữ nguyên mức giá như Quyết định số 3863 đến hết năm 2020; Từ năm 2021mới  điều chỉnh tăng giá dịch vụ tối thiểu bằng khu vực Cái Mép – Thị Vải.

“So với các cảng trung chuyển trong khu vực, giá dịch vụ bốc dỡ container tại cảng Lạch Huyện rất thấp nên cần có sự điều chỉnh khung giá. Tuy nhiên, trong một năm đầu khai thác, lượng hàng hóa chưa nhiều, đồng thời cơ sở thiết bị chưa hoàn thiện, do vậy đề xuất của TCT Tân Cảng Sài Gòn là phù hợp với thực tế”, ông Cường nói.

Nhiều hãng tàu tính tăng phụ thu bù chi phí

Trong khi đó, chia sẻ với Báo Giao thông, lãnh đạo các hãng tàu cho biết sẽ phải tính cách tăng thu để bù chi khi giá dịch vụ tại cảng biển tăng. Ông Phạm Hồng Mạnh, Trưởng đại diện hãng tàu TS Lines Hải Phòng cho biết, khung giá dịch vụ mới được áp dụng, các hãng tàu bắt buộc phải tính đến phương án tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC). Bởi theo ông Mạnh, giá cước vận tải biển hiện rất thấp, hầu như các doanh nghiệp vận tải đang lỗ. Nếu không tăng phụ phí để bù vào mức giá nộp thêm cho cảng, thua lỗ sẽ ngày càng lớn.

“Việc nâng giá có thể sẽ khiến hãng tàu mất đi một lượng khách hàng. Họ sẽ tìm một hãng tàu có mức giá phù hợp để đảm bảo lợi nhuận”, ông Mạnh nói và cho rằng, việc tăng giá dịch vụ tại cảng biển sẽ có lợi cho các doanh nghiệp cảng nhưng “sức nặng” sẽ chuyển sang cho chủ hàng. Giá dịch vụ ở cảng tăng, phụ phí của hãng tàu sẽ tăng và chủ hàng sẽ là người bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Đại diện Công ty CP Vận tải biển VN (Vosco) cũng bày tỏ sự lo lắng khi giá, phí tại cảng tăng trong khi vận tải biển ngày càng ít nguồn hàng. “Hàng hóa vận chuyển ngày càng hạn chế, các hãng tàu đều đưa ra mức giá cạnh tranh trên thị trường để thu hút khách hàng. Vì vậy, giá dịch vụ tại cảng tăng, nhiều hãng tàu nói chung và Vosco nói riêng có thể sẽ phải chấp nhận chịu thêm một khoản chi phí cho phần giá dịch vụ tăng thêm chứ không tăng phụ phí để giữ chân khách hàng”, đại diện này nói.

Bên cạnh sự lo ngại của các hãng tàu, hiện nhiều DN cảng biển cũng có không ít trăn trở khi khung giá dịch vụ mới được ban hành.

Read more...

Xuất siêu kỷ lục 7,4 tỷ USD

Tính đến hết tháng 11, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 223,72 tỷ USD, thặng dư thương mại 7,4 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu thống kê xuất nhập khẩu trong nửa cuối tháng 11, từ ngày 16/11 đến 30/11 đạt hơn 21,6 tỷ USD. Như vậy, tính chung tháng 11, tổng giá trị xuất khẩu cả nước đạt hơn 440 tỷ USD, tăng hơn 51,7 tỷ đô (tương đương tăng 13,3%) so với cùng kỳ 2017.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 288,5 tỷ USD, tăng 33,7 tỷ USD (13,2%), khối DN trong nước 151,5 tỷ USD, tăng 18 tỷ USD (tăng 13,5%).

Nửa cuối tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 0,64 tỷ USD, qua đó đưa mức thặng dư của cả nước trong 11 tháng qua lên 7,41 tỷ USD – cao kỷ lục.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho biết tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong nửa cuối tháng 11 đạt 11,14 tỷ USD, tăng 510 triệu USD, tương đương 4,8% so với nửa đầu tháng.

Một số mặt hàng có trị giá xuất khẩu tăng so với nửa đầu tháng 11 có dệt may, giày dép, thủy sản, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng…

Các mặt hàng xuất khẩu giảm có máy ảnh, máy quay phim, linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện…

Như vậy, tính đến hết tháng 11, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 223,7 tỷ USD, tăng 14,5% tương ứng tăng 28,3 tỷ USD so với cùng kỳ 2017.

Read more...